Exercises (Part 1)
Mục lục:
- Bài 1.1
- Bài 1.2
- Bài 1.3
- Bài 1.4
- Bài 1.5
- Bài 1.6 (Đã chứng minh ở Expectation and Covariances)
- Bài 1.7
- Bài 1.8
Bài 1.1
Phương trình (1.1) như sau:
\[y(x, \mathbf{w}) = \sum_{j=0}^M x^j w_{j}\]Phương trình (1.2) như sau:
\[E(\mathbf{w}) = \frac{1}{2} \sum_{n=1}^N \left\{ y(x_{n}, \mathbf{w}) - t_{n} \right\}^2\]với $(x_1, \dots, x_{n})$ là các dữ liệu, $(t_{1}, \dots, t_{n})$ là các nhãn (hay là target) và $\mathbf{w}$ là bộ tham số. Để cực tiểu được hàm lỗi $E(\mathbf{w})$, ta chỉ cần tìm giá trị $\hat{\mathbf{w}}$, sao cho:
\[\nabla E(\hat{\mathbf{w}}) = \mathbf{0}\]với $\mathbf{0}$ là vector $0$. Do $\nabla E(\mathbf{w})$ là một vector nên để vector bằng $0$ thì từng phần tử bằng $0$, vậy ta cần tìm $\hat{w}_{i}$ sao cho:
\[\frac{\partial{E(\hat{\mathbf{w}})}}{\partial w_{i}} = 0\]Giờ bắt đầu biến đổi để tìm được $\hat{w}_i$ thôi nào. Ta có:
\[\begin{aligned} \frac{\partial{E(\hat{\mathbf{w}})}}{\partial w_{i}} &= \frac{1}{2} \sum_{n=1}^N \frac{\partial \{y(x_{n}, \mathbf{w}) - t_{n}\}^2}{\partial w_{i}} \\ &= \frac{1}{2} \sum_{n=1}^N \left[ \frac{\partial y(x_{n}, \mathbf{w})^2}{\partial w_{i}} - 2t_{n} \frac{\partial y(x_{n}, \mathbf{w})}{\partial w_{i}} + \frac{\partial t_{n}^2}{\partial w_{i}} \right] \\ &= \frac{1}{2} \sum_{n=1}^N \left[ 2y(x_{n}, \mathbf{w})\frac{\partial y(x_{n}, \mathbf{w})}{\partial w_{i}} - 2t_{n}x_{n}^i +0 \right] \\ &= \frac{1}{2} \sum_{n=1}^N [2y(x_{n}, \mathbf{w})x_{n}^i -2t_{n}x_{n}^i] \\ &= \sum_{n=1}^N \left[ \sum_{j=0}^M x_{n}^{i+j} w_{j} \right] - \sum_{n=1}^Nt_{n}x_{n}^i \end{aligned}\]Ở phương trình trên, tách phần trước dấu trừ, ta được:
\[\begin{aligned} \sum_{n=1}^N \left[ \sum_{j=0}^M x_{n}^{i+j} w_{j} \right] &= \sum_{n=1}^N (x_{n}^{i}w_{0} + \dots x_{n}^{i+M}w_{M}) \\ &= \sum_{n=1}^N x_{n}^iw_{0} + \dots + \sum_{n=1}^N x_{n}^{i+M}w_{M} \\ &= \sum_{j=0}^M \left( \sum_{n=1}^N x_{n}^{i+j} \right) w_{j} \end{aligned}\]Thay vào lại phương trình chỗ ta có:
\[\begin{aligned} \frac{\partial{E(\hat{\mathbf{w}})}}{\partial w_{i}} &= \sum_{n=1}^N \left[ \sum_{j=0}^M x_{n}^{i+j} w_{j} \right] - \sum_{n=1}^Nt_{n}x_{n}^i \\ &= \sum_{j=0}^M \left( \sum_{n=1}^N x_{n}^{i+j} \right) w_{j} - \sum_{n=1}^N t_{n}x_{n}^i \end{aligned}\]Đặt $\sum_{n=1}^N x_{n}^{i+j} = A_{ij}$ và $\sum_{n=1}^Nt_{n}x_{n}^i = T_{i}$. Khi đó:
\[\begin{aligned} \frac{\partial E(\mathbf{w})}{\partial w_{i}} &= 0 \\ \Leftrightarrow \sum_{j=0}^M A_{ij}w_{j} &= T_{i} \end{aligned}\]Vậy giá trị $\hat{w}_i$ cần tìm chính là nghiệm của phương trình trên.
Bài 1.2
Phương trình (1.122) là phương trình nghiệm $\hat{w}_i$ ở bài 1.1. Còn phương trình (1.4) như sau:
\[\tilde{E}(\mathbf{w}) = \frac{1}{2} \sum_{n=1}^N \{y(x_{n}, \mathbf{w}) - t_{n}\}^2 + \frac{\lambda}{2}||\mathbf{w||^2}\]trong đó $|\mathbf{w}|$ được gọi là chuẩn của vector $\mathbf{w}$ và có công thức là:
\[\|\mathbf{w}\| = \sqrt{ w_{0}^2 + \dots + w_{M}^2 }\]Ta có:
\[\begin{aligned} \frac{\partial{E(\hat{\mathbf{w}})}}{\partial w_{i}} &= \frac{1}{2} \sum_{n=1}^N \frac{\partial \left( \{y(x_{n}, \mathbf{w}) - t_{n}\}^2 +\frac{\lambda}{2}||\mathbf{w}||^2 \right)}{\partial w_{i}} \\ &= \frac{1}{2} \sum_{n=1}^N \left[ \frac{\partial y(x_{n}, \mathbf{w})^2}{\partial w_{i}} - 2t_{n} \frac{\partial y(x_{n}, \mathbf{w})}{\partial w_{i}} + \frac{\partial t_{n}^2}{\partial w_{i}} + \frac{\lambda}{2} \frac{\partial||\mathbf{w}||^2}{\partial w_{i}} \right] \\ &= \sum_{j=0}^M A_{ij}w_{j} -T_{i} + \sum_{n=1}^N \lambda w_{i} \\ &= \sum_{j=0}^M A_{ij}w_{j} -T_{i} + N\lambda w_{i} \\ \end{aligned}\]Vậy giá trị $\hat{w}_i$ chính là nghiệm của phương trình:
\[\sum_{j=0}^M A_{ij}w_{j} + N\lambda w_{i} = T_{i}\]Bài 1.3
Bài này giải khá tương tự bài trong phần [[Introduction (Prob)]]. Mình đặt biến ngẫu nhiên $B$ đại diện cho các hộp màu, biến ngẫu nhiên $F$ đại diện cho trái cây, $F= a$ là trái táo (apple), $F = o$ là trái cam (orange) và $F = l$ là trái chanh (lime). Ta có:
\[\begin{aligned} p(B = r) &= 0.2 \\ p(B = b) &= 0.2 \\ p(B = g) &= 0.6 \end{aligned}\]Tiếp theo, ta có xác suất chọn được trái táo khi đã chọn được một hộp màu lần lượt là:
\[\begin{aligned} p(F = a \mid B = r) &= \frac{3}{10} = 0.3 \\ p(F = a \mid B = b) &= \frac{1}{2} = 0.5 \\ p(F = a \mid B = g) &= \frac{3}{10} = 0.3 \end{aligned}\]Dùng sum rule, ta lại có:
\[\begin{aligned} p(F = a) &= \sum_{B} p(F=a, B) \\ &= \sum_{B} p(F=a \mid B)p(B) \\ &= p(F=a \mid B = r)p(B = r) + p(F=a \mid B=b)p(B=b) \\ &+ p(F=a \mid B=g)p(B = g) \\ &= 0.3 \times 0.2 + 0.5 \times 0.2 + 0.3 \times 0.6 \\ &= 0.34 \end{aligned}\]Vậy xác suất để chọn được một quả táo là $0.34$. Để tìm xác suất hộp ta chọn là hộp xanh lá $g$ khi đã chọn được quả táo, ta tìm xác suất $p(B = g \mid F = a)$ bằng cách dùng định lý Bayes:
\[p(B = g \mid F= a) = \frac{p(F=a \mid B=g)p(B =g)}{p(F=a)} = \frac{0.3 \times 0.6}{0.34} \approx 0.52\]Bài 1.4
WARNING: Bài này khá hardcore 💀
Giả sử ta có hàm khả vi $f(x)$ với $x$ là số thực (không phải biến ngẫu nhiên), để tìm giá trị lớn nhất của $f(x)$, ta đạo hàm $f’(x)$ sau đó cho $f’(x) = 0$ để tìm được giá trị $x$ thoả mãn, gọi là $\hat{x}$ đi.
Tiếp theo, ta có một biến mới là $y$ với $x = g(y)$. Đổi biến hàm $f(x)$ sang $f(g(y))$ (là một hàm của $y$), ta đặt $\tilde{f}(y) = f(g(y))$ (để biết đây là một hàm của $y$). Để tìm giá trị lớn nhất của $\tilde{f}(y)$, ta đạo hàm và sau đó cho bằng $0$. Đầu tiên đạo hàm:
\[\begin{aligned} \frac{d\tilde{f}(y)}{dy} &= \frac{df(g(y))}{g(y)} \frac{dg(y)}{y} \\ \implies \tilde{f}'(y) &= f'(g(y))g'(y) \end{aligned}\]Sau đó cho bằng $0$ (gọi giá trị làm đạo hàm bằng $0$ là $\hat{y}$):
\[\tilde{f}'(\hat{y}) = 0 \implies f'(g(\hat{y})) = 0 \hspace{3pt} \text{hoặc} \hspace{3pt} g'(\hat{y}) = 0 \hspace{3pt} \text{hoặc cả 2 $=0$}\]Tuy nhiên ta cần để ý trường hợp chỉ $g’(\hat{y}) = 0$. Trong solution tác giả giả sử luôn $g’(\hat{y}) = 0$ bởi vì ta chỉ quan tâm đến trường hợp $f’(g(\hat{y})) = 0$ thôi, việc $g’(\hat{y}) = 0$ mà $f’(g(\hat{y})) \neq 0$ có thể được giải quyết bằng cách chọn một biến khác, gọi là $t$ đi, lúc này $x = \tilde{g}(t)$ và ta được $f’(\tilde{g}(\hat{t})) = 0$ và ta không cần quan tâm $\tilde{g}’(\hat{t})$ bằng $0$ hay khác $0$ nữa. Do mục đích là tìm giá trị lớn nhất của $f(x)$ thông qua một biến mới nào đó, do đó ta có thể chọn lại biến mới sao cho thoả mãn các giả sử của ta là được. Vậy ở đây, tác giả muốn nói là, với $x$ và $y$ (liên quan với nhau thông qua $x = g(y)$) không là biến ngẫu nhiên thì ta có thể tìm giá trị lớn nhất của $f(x)$ thông qua $y$. Nhưng đối với hai biến ngẫu nhiên $X$ và $Y$ thì việc này không xảy ra (không thể tìm giá trị lớn $f(X)$ thông $Y$) do bị ảnh hưởng bởi jacobian factor.
Xét trường hợp $f’(g(\hat{y})) = 0$, ta thấy rằng $f’(\hat{x}) = 0$, do đó $f’(g(\hat{y})) = f’(\hat{x}) \implies g(\hat{y}) = \hat{x}$. Vậy có nghĩa là ta có thể tìm giá trị lớn nhất của $f(x)$ thông qua $y$ với $x = g(y)$. Tương tự với trường hợp $f’(g(\hat{y})) = 0$ và $g’(\hat{y}) = 0$.
Giờ xét $X$ và $Y$ là hai biến ngẫu nhiên với $X = g(Y$) (lưu ý $g$ là hàm khả nghịch). Đặt $p_x$ và $p_y$ lần lượt là hàm mật độ xác suất của $X$ và $Y$. Để tìm được mật độ xác suất của $Y$, ta dùng công thức 1.17 như sau:
\[p_{y}(y) = p_{x}(g(y)) \hspace{2pt} \left|g'(y)\right|\]Giả sử giá trị $\hat{x}$ là giá trị để làm cho $p_x$ lớn nhất, tức là $p_{x}’(\hat{x}) = 0$. Để tìm giá trị lớn nhất của $p_y(y)$ ta đạo hàm và sau đó cho giá trị đạo hàm bằng $0$. Giả sử $g’(y) \neq 0$ (khi đó ta mới có thể đạo hàm $\lvert g’(y)\rvert$) và đặt $\lvert g’(y) \rvert= sg’(y)$ với $s \in {-1, 1}$.
Đầu tiên ta lấy đạo hàm:
\[\begin{aligned} p_{y}'(y) = \frac{dp_{y}(y)}{dy} &= \frac{dp_{x}(g(y))}{dy} sg'(y) + p_{x}(g(y)) \frac{dsg'(y)}{dy} \\ &= sp_{x}'(g(y))g'(y)\hspace{1pt}|g'(y)| + p_{x}(g(y))\hspace{1pt}sg''(y) \\ &= sp_{x}'(g(y))[g'(y)]^2 + sp_{x}(g(y))\hspace{1pt}g''(y) \\ \end{aligned}\]Giả sử giá trị $\hat{y}$ là giá trị để làm cho $p_y$ lớn nhất và giả sử $\hat{x} = g(\hat{y})$, tức là $p_x(\hat{x}) = p_x(g(\hat{y})) = 0$ (tương tự như $x$ và $y$ không là biến ngẫu nhiên). Khi đó:
\[\begin{aligned} p_{y}'(\hat{y}) &= sp_{x}'(g(\hat{y}))[g'(\hat{y})]^2 + sp_{x}(g(\hat{y}))\hspace{1pt}g''(\hat{y}) \\ &= sp_{x}(g(\hat{y}))g''(\hat{y}) \neq 0 \end{aligned}\]Vậy rõ ràng nếu $\hat{y}$ là giá trị làm cho $p_y$ lớn nhất và $\hat{x} =g(\hat{y})$ thì điều này lại sai, do đó $\hat{x} \neq g(\hat{y})$. Tức là nếu $X$ và $Y$ là biến ngẫu nhiên thì không có quan hệ nào giữa $\hat{x}$ và $g(\hat{y})$, do đó ta không thể tìm giá trị $X$ làm cho $p_x$ lớn nhất bằng cách tìm giá trị $Y$ làm cho $p_y$ lớn nhất.
Tuy nhiên, nếu ta chọn $g(Y) = X$ sao cho $g$ là một hàm tuyến tính thì mọi chuyện sẽ khác. Giả sử $X = g(Y) = \alpha Y + \beta$. Khi đó:
\[p'_{y}(\hat{y}) = sp_{x}(g(\hat{y}))g''(\hat{y}) = 0\]Do nếu $g(y) = \alpha y + \beta$ thì $g’‘(y) = 0$ với mọi $y$.
Vậy $p_y’(\hat{y}) = 0 \implies p_x’(g(\hat{y})) = 0 \implies p_x’(\hat{x}) = p_{x}(g(\hat{y})) = 0 \implies \hat{x} = g(\hat{y})$. Ta có thể thấy bằng việc chọn $g$ là một hàm tuyến tính thì $\hat{x} = g(\hat{y})$, do đó việc chọn hàm $g$ để biến đổi từ $X$ sang $Y$ là rất quan trọng.
Bài 1.5
Dựa vào các tính chất sau của kì vọng 4 5:
\[\begin{aligned} \mathbb{E}[f + g] &= \mathbb{E}[f] + \mathbb{E}[g] \\ \mathbb{E}[\alpha f] &= \alpha \mathbb{E}[f], \hspace{5pt} \text{$\alpha \in \mathbb{R}$} \\ \mathbb{E}[c] &= c, \hspace{5pt} \text{$c \in \mathbb{R}$.} \end{aligned}\]Khi đó:
\[\begin{aligned} \text{var}[f] &= \mathbb{E}[(f(X) - \mathbb{E}[f(X)])^2] \\ &= \mathbb{E}[f(X)^2 - 2f(X)\mathbb{E}[f(X)] + \mathbb{E}[f(X)]^2] \\ &= \mathbb{E}[f(X)^2] -2\mathbb{E}[f(X)\mathbb{E}[f(X)]] + \mathbb{E}[\mathbb{E}[f(X)]^2] \\ &= \mathbb{E}[f(X)^2] - 2\mathbb{E}[f(X)]\mathbb{E}[f(X)] + \mathbb{E}[f(X)]^2 \\ &= \mathbb{E}[f(X)^2] - \mathbb{E}[f(X)]^2 \end{aligned}\]Bài 1.7
Trước tiên có một cái mình cần làm rõ, ta có:
\[\begin{aligned} I^2 &= \left[ \int_{-\infty}^{\infty} \exp\left( -\frac{1}{2\sigma^2} x^2 \right) dx \right]^2 \\ &= \int_{-\infty}^{\infty}\exp\left( -\frac{1}{2\sigma^2} x^2 \right)dx\int_{-\infty}^{\infty}\exp\left( -\frac{1}{2\sigma^2} x^2 \right)dx \\ &= \int_{-\infty}^{\infty}\exp\left( -\frac{1}{2\sigma^2} x^2 \right)dx\int_{-\infty}^{\infty}\exp\left( -\frac{1}{2\sigma^2} y^2 \right)dy \\ &= \int_{-\infty}^{\infty} \int_{-\infty}^{\infty} \exp\left( -\frac{1}{2\sigma^2}x^2 - \frac{1}{2\sigma^2}y^2 \right) dx dy \end{aligned}\]Chuyển từ toạ độ $(x, y)$ sang toạ độ cực $(r, \theta)$ cho tích phân $I^2$ (tìm hiểu ở 6), ta có:
\[\begin{aligned} I^{2} &= \int_{0}^{2\pi} \int_{0}^{\infty} \exp\left( -\frac{1}{2\sigma^{2}}r^2\cos(\theta)^2 -\frac{1}{2\sigma^2}r^2\sin (\theta)^2 \right) r dr d\theta \\ &= \int_{0}^{2\pi} \int_{0}^{\infty} \exp\left( -\frac{1}{2\sigma^2} r^2 \right) r dr d\theta \\ &= \int_{0}^{2\pi} \left[ \int_{0}^{\infty} \exp\left( -\frac{1}{2\sigma^2} r^2 \right) rdr \right] d \theta \end{aligned}\]Đặt $u = r^2$ ta có $\frac{1}{2}du = r dr$:
\[\begin{align*} I^{2} &= \int_{0}^{2\pi} \frac{1}{2} \left[ \int_{0}^{\infty} \exp\left( -\frac{1}{2\sigma^2} u \right) du \right] d \theta \end{align*}\]Xét tích phân của $u$, ta có:
\[\begin{align*} \int_{0}^{\infty} \exp\left( -\frac{1}{2\sigma^2} u \right) du &= \lim_{ n \to \infty } \int_{0}^{n} \exp\left( -\frac{1}{2\sigma^2} u \right) du\\ &= \lim_{ n \to \infty } \left[ \left. -2\sigma^2 \exp\left( -\frac{1}{2\sigma^2}u \right) \right|_{0}^n \hspace{3pt} \right] \\ &= \lim_{ n \to \infty } \left[ -2\sigma^2\exp\left( -\frac{1}{2\sigma^2}n \right) + 2\sigma^2 \right] \\ &= 2\sigma^2 \end{align*}\]Thay vào tích phân $I^2$, ta được:
\[\begin{align*} I^2 &= \int_{0}^{2\pi} \sigma^2 d\theta \\ &= \left. \sigma^2 \theta \right|_{0}^{2\pi} \\ &= 2\pi \sigma^2 \\ \implies I &= (2\pi \sigma^2)^{1/2} \end{align*}\]Vậy:
\[\int_{-\infty}^{\infty} \exp\left( -\frac{1}{2\sigma^2}x^2 \right)dx = (2\pi \sigma^2)^{1/2}\]Để áp dụng được tích phân này lên phân phối chuẩn $\mathcal{N}(\mu, \sigma^2)$, ta đặt $z = x - \mu$, khi đó $dz = dx$, vậy:
\[\begin{align*} \int_{-\infty}^{\infty} \mathcal{N}(x \mid \mu, \sigma^2) &= \int_{-\infty}^{\infty} \frac{1}{(2\pi \sigma^2)^{1/2}} \exp\left( -\frac{1}{2\sigma^2}(x - \mu)^2 \right) dx \\ &= \int_{-\infty}^{\infty} \frac{1}{(2\pi \sigma^2)^{1/2}} \exp\left( -\frac{1}{2\sigma^2} z^2 \right) dz \\ &= \frac{1}{(2\pi \sigma^2)^{1/2}} \int_{-\infty}^{\infty} \exp\left( -\frac{1}{2\sigma^2}z^2 \right) dz \\ &= 1 \end{align*}\]Bài 1.8
WARNING: Bài này khá hardcore đấy 💀
Nhắc lại:
Kì vọng của phân phối chuẩn:
\[\mathbb{E}[X] = \int_{-\infty}^{\infty} \mathcal{N}(x \mid \mu, \sigma^2) x dx = \mu\]Moment bậc 2 của phân phối chuẩn:
\[\mathbb{E}[X^2] = \int_{-\infty}^{\infty} \mathcal{N}(x \mid \mu, \sigma^2) x^2 dx = \mu^2 + \sigma^2\]Phương sai của phân phối chuẩn
\[\text{var}[X] = \sigma^2\]Đầu tiên, đặt $z = x- \mu \implies x = z + \mu$ vậy $dx = dz$. Thay $z$ vào tích phân của $\mathbb{E}[X]$, ta được:
\[\begin{align*} \mathbb{E}[X] &= \int_{-\infty}^{\infty} \frac{1}{(2\pi \sigma^2)^{1/2}} \exp\left( \frac{-1}{2\sigma^2}z^2 \right) (z + \mu) dz \\ &= \frac{1}{(2\pi \sigma^2)^{1/2}} \left[ \int_{-\infty}^{\infty} \exp\left( -\frac{1}{2\sigma^2}z^2 \right) z dz + \mu \int_{-\infty}^{\infty} \exp\left( -\frac{1}{2\sigma^2} z^2 \right) dz \right] \\ \end{align*}\]Xét tích phân phía bên trái dấu $+$ nằm trong ngoặc vuông, đặt:
\[f(z) = \exp\left( -\frac{1}{2\sigma^2} z^2 \right) z\]với mọi $z \in \mathbb{R}$, ta có:
\[\begin{align*} f(-z) &= \exp\left( -\frac{1}{2\sigma^2}(-z)^2 \right)(-z) \\ &= -\left[\exp\left( -\frac{1}{2\sigma^2}z^2 \right)z\right] \\ &= -f(z) \end{align*}\]do đó phần tích phân mà ta đang xét là tích phân của hàm lẻ 7.
Vì vậy:
\[\int_{-\infty}^{\infty} \exp\left( \frac{-1}{2\sigma^2} z^2 \right)z dz = 0\]Còn phần tích phân phía sau dấu $+$ trong ngoặc vuông đã được ta chứng minh ở bài 1.7 phía trên và có giá trị là $(2\pi \sigma^2)^{1/2}$. Vậy ta có:
\[\begin{align*} \mathbb{E}[X] &= \frac{1}{(2\pi \sigma^2)^{1/2}} [0 + \mu (2\pi \sigma^2)^{1/2}] \\ &= \mu \end{align*}\]Đặt:
\[f(\sigma^2) = \int_{-\infty}^{\infty} \mathcal{N}(x \mid \mu, \sigma^2) dx\]Theo 8, ta có:
\[\begin{align*} \frac{\partial f(\sigma^2)}{\partial \sigma^2} &= \int_{-\infty}^{\infty} \frac{\partial\mathcal{N}(x \mid \mu, \sigma^2)}{\partial \sigma^2} dx \\ \end{align*}\]Giờ vấn đề là ta phải đạo hàm phân phối chuẩn theo $\sigma^2$, trước tiên, ta đặt:
\[\begin{align*} g(\sigma^2) &= \frac{1}{(2\pi \sigma^2)^{1/2}} \\ h(\sigma^2) &= \exp\left( -\frac{1}{2\sigma^2} (x-\mu)^2 \right) \\ \implies \mathcal{N}(x \mid \mu, \sigma^2) &= g(\sigma^2)h(\sigma^2) \\ \end{align*}\]Vậy:
\[\frac{\partial \mathcal{N}(x \mid \mu, \sigma^2)}{\partial \sigma^2} = \frac{\partial g(\sigma^2)}{\partial \sigma^2}h(\sigma^2) + g(\sigma^2) \frac{\partial h(\sigma^2)}{\partial \sigma^2}\]Để giải được phương trình trên, ta tìm từng đạo hàm, đầu tiên là $g(\sigma^2)$:
\[\begin{align*} \frac{\partial g(\sigma^2)}{\partial \sigma^2} &= \frac{1}{(2\pi)^{1/2}} \frac{\partial 1 / [(\sigma^2)^{1/2}]}{\partial \sigma^2} \\ &= \frac{1}{(2\pi)^{1/2}} \left( -\frac{1}{2} \frac{1}{(\sigma^2)^{3/2}} \right) \\ &= \frac{1}{(2\pi)^{1/2}} \left( -\frac{1}{2} \frac{1}{(\sigma^2)^{1/2}\sigma^2} \right) \\ &= -\frac{1}{2\sigma^2}g(\sigma^2) \end{align*}\]tiếp theo là $h(\sigma^2)$:
\[\begin{align*} \frac{\partial h(\sigma^2)}{\partial \sigma^2} &= -\frac{\partial 1/(2\sigma^2)}{\partial \sigma^2}[(x-\mu)^2 h(\sigma^2)] \\ &= \frac{1}{2} \frac{1}{\sigma^4} (x-\mu)^2 h(\sigma^2) \\\\ &= \frac{1}{2\sigma^2} \frac{(x-\mu)^2}{\sigma^2} h(\sigma^2) \end{align*}\]Kết hợp lại, ta được:
\[\begin{align*} \frac{\partial \mathcal{N}(x \mid \mu, \sigma^2)}{\partial \sigma^2} &= -\frac{1}{2\sigma^2}g(\sigma^2)h(\sigma^2) + \frac{1}{2\sigma^2} \frac{(x-\mu)^2}{\sigma^2} g(\sigma^2)h(\sigma^2) \\ &= \frac{1}{2\sigma^2}g(\sigma^2)h(\sigma^2) \left[\frac{(x-\mu)^2}{\sigma^2} - 1 \right] \\ &= \frac{1}{2\sigma^2}\left[ \frac{(x-\mu)^2}{\sigma^2} - 1 \right] \mathcal{N}(x \mid \mu, \sigma^2) \end{align*}\]Thực hiện đạo hàm 2 vế, ta có:
\[\begin{align*} &\frac{\partial f(\sigma^2)}{\partial \sigma^2} = \frac{\partial 1}{\partial \sigma^2} \\ &\Leftrightarrow \int_{-\infty}^{\infty} \frac{1}{2\sigma^2}\left[ \frac{(x-\mu)^2}{\sigma^2} - 1 \right] \mathcal{N}(x \mid \mu, \sigma^2) dx = 0 \\ &\Leftrightarrow \frac{1}{\sigma^2}\int_{-\infty}^{\infty} (x-\mu)^2 \mathcal{N}(x \mid \mu, \sigma^2) dx - \int_{-\infty}^{\infty} \mathcal{N}(x \mid \mu, \sigma^2) dx = 0 \\ &\Leftrightarrow \frac{1}{\sigma^2}\int_{-\infty}^{\infty} (x-\mu)^2 \mathcal{N}(x \mid \mu, \sigma^2) dx - 1 = 0 \\ &\Leftrightarrow \int_{-\infty}^{\infty} (x-\mu)^2 \mathcal{N}(x \mid \mu, \sigma^2) dx = \sigma^2 \\ &\Leftrightarrow \mathbb{E}[(X-\mu)^2] = \sigma^2 \\ &\Leftrightarrow \text{var}[X] = \sigma^2 \end{align*}\]Vậy ta chứng minh được phương sai của phân phối chuẩn là $\sigma^2$, tiếp theo:
\[\begin{align*} \text{var}[X] &= \mathbb{E}[X^2] - \mathbb{E}[X] \\ \implies \mathbb{E}[X^2] &= var[X] + \mathbb{E}[X] \\ &= \sigma^2 + \mu^2 \end{align*}\]-
real analysis - Exercise 1.4 from PRML: Process of Using Transformations to Find Modes of PDFs - Mathematics Stack Exchange ↩
-
real analysis - Linear/non-linear change of variables: $\tilde{f} \ ‘ (\tilde{y}) = f’(g(\tilde{y})) g’(\tilde{y}) = 0$ and assuming $g’(\tilde{y}) \not= 0$ - Mathematics Stack Exchange ↩
-
Definite integral of an odd function is 0 (symmetric interval) ↩